24/05/2022

Những sai lầm ảnh hưởng đến xương khớp khi tập luyện thể thao

Tập luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp cho xương khớp chắc khỏe. Tuy nhiên, một số sai lầm mắc phải khi tập luyện đã vô tình gây tổn hại đến hệ cơ quan này.

Tập luyện thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ mắc ung thư, cải thiện chức năng tim, phổi cũng như giảm các tình trạng bệnh lý như huyết áp cao.

Ngoài ra, tập luyện thể thao thường xuyên giúp cải thiện các vấn đề về xương khớp, giúp xương chắc khỏe, tránh loãng xương hoặc giảm mật độ xương. Tuy nhiên, nhiều người theo đuổi đam mê thể thao nhưng không tránh khỏi mắc phải những sai lầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ cơ quan này.

1. Tập luyện quá sức

Nghỉ ngơi là một phần quan trọng của quá trình tập luyện bởi cơ thể cần được phục hồi. Tuy nhiên, nhiều người vì nôn nóng muốn tập luyện nhanh có kết quả mà bỏ qua việc nghỉ ngơi, tăng cường độ tập luyện quá mức. Hành động này trực tiếp vắt kiệt sức lực của bạn khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và việc tập luyện không hiệu quả.

Tăng cường độ tập luyện đột ngột sẽ khiến cơ bắp, xương, khớp và mô liên kết không có thời gian thích nghi. Tình trạng này sẽ khiến cơ thể gặp bất kỳ chấn thương nào như căng cơ, viêm gân, viêm bao hoạt dịch, nứt hoặc thậm chí gãy xương do căng thẳng. Việc tập luyện quá sức cũng ảnh hưởng đến xương khớp một cách âm thầm và chỉ xuất hiện khi cơ thể bắt đầu lão hóa.
Việc tập luyện quá sức sẽ khiến cơ thể gặp bất kỳ chấn thương nào.

Việc tập luyện quá sức sẽ khiến cơ thể gặp bất kỳ chấn thương nào.

Chính vì vậy, bạn phải lắng nghe cơ thể để xem giới hạn mình ở đâu. Quá trình tập luyện cần có thời gian để cơ thể thích nghi với cường độ tập. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã công bố hướng dẫn hoạt động thể chất năm 2020, trong đó khuyến nghị mọi người dành 150-300 phút tập thể dục cường độ trung bình mỗi tuần (21-43 phút/ngày) hoặc 75-150 phút tập thể dục cường độ mạnh mỗi tuần.

2. Không khởi động, giãn cơ

Việc khởi động giúp bạn tránh nguy cơ bị tổn thương khi thực hiện những bài tập có độ khó cao và cường độ mạnh bởi quá trình khởi động giúp tăng dần nhiệt độ cơ thể để các nhóm cơ, mô mềm trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn. Khi khởi động, các khớp cũng được nới lỏng, sự bôi trơn của khớp cũng được cải thiện thông qua việc sản xuất dịch nhờn.

Tuy nhiên, nhiều người quá nôn nóng hoặc suy nghĩ khởi động không quan trọng mà bỏ qua bước này khiến các cơ và khớp trong cơ thể chưa kịp thích nghi với việc hoạt động mạnh, làm tăng nguy cơ gặp phải chấn thương hoặc giảm hiệu suất tập luyện.

Bên cạnh đó, nhiều người chú trọng khởi động nhưng lại thường bỏ qua việc giãn cơ sau khi tập. Giãn cơ là một bài tập kéo giãn, thả lỏng cơ sau quá trình tập luyện. Việc thả lỏng đúng có thể giúp cơ thể bạn phục hồi tốt sau các bài tập căng thẳng.

3. Bỏ qua vấn đề sức khỏe

Nhiều người theo đuổi đam mê thể thao nhưng không lắng nghe tình trạng sức khỏe của chính mình, nhất là sức khỏe xương khớp. Khi đã gặp chấn thương hoặc chấn thương chưa hoàn toàn phục hồi, các vết thương, sụn khớp chưa kịp tái tạo đã lao vào tập luyện bởi tâm lý cảm thấy tội lỗi hoặc lo lắng nếu không tập.

Nhiều người bỏ qua vấn đề sức khỏe khi tập luyện, nhất là sức khỏe xương khớp.
Nhiều người bỏ qua vấn đề sức khỏe khi tập luyện, nhất là sức khỏe xương khớp.


Điều này trực tiếp khiến tình trạng ngày càng xấu đi, ức chế quá trình hồi phục và tái chấn thương có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, đừng bao giờ xem nhẹ thời gian nghỉ ngơi bởi đó chính là lúc mà cơ bắp bắt đầu sản sinh và phục hồi.

Ngoài ra, VĐV, người chơi thể thao đừng quên việc kiểm sức khỏe định kỳ, nhất là sức khỏe xương khớp để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm (nếu có).

4. Dinh dưỡng không đảm bảo

Nhiều người chỉ quan trọng quá trình tập luyện mà bỏ qua việc nạp dinh dưỡng cho cơ thể. Lâu ngày, cơ thể thiếu chất, không có đủ năng lượng để phục vụ tập luyện, phục hồi và phát triển cơ xương khớp.

Thậm chí, nhiều người vô tư nạp vào cơ thể các thực phẩm khó tiêu như thức ăn nhanh, caffeine, đồ ăn nhiều dầu mỡ…sử dụng rượu, bia, chất kích thích trước khi luyện tập. Không bù nước trong quá trình tập khiến cơ thể mất nước và rối loạn thân nhiệt.
Nhiều người chỉ quan trọng quá trình tập luyện mà bỏ qua việc nạp dinh dưỡng cho cơ thể.
Nhiều người chỉ quan trọng quá trình tập luyện mà bỏ qua việc nạp dinh dưỡng cho cơ thể.

Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc tập luyện thể thao. Một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng trước khi tập luyện giúp bạn có đủ năng lượng để duy trì thể lực trong suốt quá trình, đảm bảo không bị kiệt sức và hạn chế rủi ro chấn thương trong khi tập. Bạn cũng cần uống đủ nước để tránh việc bị mất nước.

Ngoài chế độ ăn hàng ngày, VĐV, người chơi thể thao có thể bổ sung các dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp từ các nguồn thực phẩm hỗ trợ. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vitatree Glucosamine 1500 plus Shark Cartilage với thành từ glucosamine và sụn cá mập giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng, phục hồi và duy trì chức năng khớp, sụn khớp ở trạng thái tốt nhất. Đây là một trong những giải pháp hữu ích giúp VĐV, người chơi thể thao có một thể trạng tốt, một hệ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai trước khi bước vào tập luyện và thi đấu.

Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp VĐV, người chơi thể thao duy trì phong độ, sức khỏe trước khi bước vào tập luyện và thi đấu.
Bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp VĐV, người chơi thể thao duy trì phong độ, sức khỏe trước khi bước vào tập luyện và thi đấu.
SHARE

Tin Liên Quan

Đăng ký nhận thông tin
Vui lòng cập nhật thông tin của bạn để nhận thông tin từ chúng tôi